Quyền năng, bí mật của nước với cơ thể bạn đã biết Nguyễn Quốc Việt Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019 No Comment

Nước là ngọn nguồn cái mà làm trái đất chúng ta khác biệt, là căn nguyên của sự sống. Thế nhưng sự quá quen thuộc này lại làm cho chúng ta lãng quên đi tầm quan trọng của nó đối với cơ thể.

Hàm lượng nước trong cơ thể

Hầu hết ai trong chúng ta thường nghe nói rằng 70% cơ thể đều là nước. Nó xuất hiện ở tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể, ngay cả những nơi chúng ta nghĩ ra không tồn tại. Thì phần trăm đơn vị của nó rất cao, chẳng hạn nó chiếm đến 31% trong xương.

Vai trò của nước đối với cơ thể người

Chiếm phần đa cơ thể người vậy thì vai trò của nước như thế nào trong cho sự sống của chúng ta.
-Điều hòa nhiệt độ cơ thể: Nhiệt độ cân bằng trong cơ thể là 37 độ C. Khi nhiệt độ môi trường biến đổi đột ngột, sự thích nghi của cơ thể dựa vào cơ chế điều hòa thân nhiệt. Mà nhân tố đóng vai trò quan trọng lúc này chính là nước.
-Vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến tế bào: ước khi vào cơ thể sẽ được dạ dày phân tách thành các phân tử nhỏ hơn để dễ dàng thẩm thấu. Khi đó ruột non sẽ thực hiện chức năng thẩm thấu nước và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Trong đó nước nhận nhiệm vụ hòa tan và vận chuyển chất dinh dưỡng, kể cả oxy đến nuôi tế bào.
-Thải độc tế bào: Nước khi đi vào cơ thể sẽ tồn tại ở dạng phân tử, dễ dàng  thấm qua màng lipid kép rồi đi đến từng tế bào. Thực hiện chức năng giải độc, nước sẽ lấy đi các chất thải độc hại ở tế bào, cung cấp oxy và khoáng chất cần thiết.

-Giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng: Đầu tiên là ở dạ dày thức ăn được tiêu hóa bằng enzyme, dịch tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng hay độc hại sẽ được ruột, gan và thận xử lí rồi chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Trong suốt quá trình đó, nhân tố vận chuyển, dung môi của phản ứng hóa học là nước vì thế vai trò của nó đối với cơ thể rất quan trọng.
-Làm trơn các khớp xương: chiếm 31% cấu tạo của xương. Ngoài ra nước còn đóng vai trọng là chất làm trơn cho các khớp xương vận hành nhịp nhàng, trơn tru, tránh gây tổn thương cho xương.
-Làm sạch phổi: Phổi cung cấp oxy cho máu đi nuôi cơ thể và thải ra khí CO2. Tiếp nhận không khí từ môi trường bên ngoài dễ bị lẫn bụi bẩn, vi rút, vi khuẩn, chưa kể đến thói quen hút thuốc lá làm tổn thương phổi. Nước lúc này đóng vai trò là chất gột rửa cho phổi khỏe mạnh, giúp thanh lọc phổi làm việc khỏe mạnh.
-Cấu thành nên não bộ: Não là cơ quan thành phần nước nhiều nhất, khi cơ thể thiếu, não sẽ chủ động rút nước từ các cơ quan để nuôi mình. Báo hiệu rằng cơ thể đang khát, thậm chí sẽ ngất xỉu nếu cơ thể không cung cấp đủ kịp lúc.
-Chiếm 75% cấu thành nên cơ bắp
-Chiếm 83% của máu
-Bảo vệ các cơ quan quan trọng: Có mặt trong rất nhiều hoạt động quan trọng nên nước đóng vai trò như người bảo vệ đối với cơ thể. Từ giữ ẩm cho bề mặt da, cho mắt đến thải độc từng tế bào, có thể thấy vai trò của nó đối với cơ thể quan trọng như thế nào.

Một ngày nên uống bao nhiêu nước là đủ cho cơ thể

Chúng ta thường nghe quảng cáo rằng bạn phải uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Các hãng nổi tiếng cũng hay quảng cáo rằng 4 chai, 2 lít mỗi ngày. Thật ra thông tin này không chính xác về mặt y khoa.

Mỗi một người đều có cơ địa khác nhau về mặt sinh học, khác nhau về chiều cao cân nặng, độ tuổi. Vì thế nhu cầu về nước cũng khác nhau nên không thể đánh đồng tất cả.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì với người trưởng thành bình thường nên uống 0,4lit / 10kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ như bạn có cơ thể nặng 50kg thì nên uống khoảng 2 lít mỗi ngày.
Một số lưu ý:
-Với phụ nữ mang thai và cho con bú, bạn cần phải tăng lượng uống mỗi ngày khoảng 14-32 oz (414-946 ml) tùy thuộc vào nhu cầu của từng người.
– Đồ uống chứa caffein như cà phê hoặc trà không được tính vào lượng nước uống hàng ngày
-Những người có bệnh lý về thận, đường tiết niệu… nên uống nước theo chỉ dẫn bác sĩ.
Chuyên gia dinh dưỡng HAB
by Jillur Rahman

Jillur Rahman is a Web designers. He enjoys to make blogger templates. He always try to make modern and 3D looking Templates. You can by his templates from Themeforest.

Follow him @ Twitter | Facebook | Google Plus

Tags:

No Comment